- Lợi ích khi bón vỏ cà phê ủ hoai bằng trichoderma
- Diệt sạch mầm sâu bệnh và hạt cỏ dại.
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ cho đất.
- Củng cố hệ vi sinh vật hữu ích trong đất.
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất, cải thiện bộ rễ cây.
- Tăng hiệu quả của phân khoáng và nước tưới.
- Ủ dễ dàng, thuận tiện cho nông hộ.
- Hoai nhanh, chất lượng cao, giá thành rẻ.
Nguồn: sưu tầm
- Nguyên liệu
- Vỏ cà phê: 1 tấn (khoảng 3 m³), sử dụng vỏ sau khi xay xát từ 4-5 ngày.
- Phân chuồng: 200-500 kg (càng nhiều càng tốt).
- Men vi sinh: 3-4 kg chế phẩm Trichoderma.
- Phụ gia bổ sung:
- Phân lân: 50 kg.
- Vôi bột: 15-20 kg.
- Phân urê: 10 kg.
- Các bước thực hiện
Bước 1:
- Chọn nền ủ phân không thấm nước, tốt nhất là nền xi măng hoặc nền đất cứng, khô, phủ bạt dày.
- Làm ẩm toàn bộ vỏ cà phê bằng cách tưới nhiều nước.
- Trộn đều hỗn hợp vỏ cà phê, phân chuồng, vôi, phân lân và phân urê. Rải vỏ cà phê và phân chuồng thành lớp dày 30-40 cm, sau đó rải phân lân, vôi, urê lên và đảo sơ.
- Thực hiện bước này trước 1-2 tuần trước khi bổ sung vi sinh.
Bước 2:
- Tạo dịch men bằng cách hòa trichoderma vào nước, bổ sung urê hoặc rỉ mật (1 kg cho 100 lít nước).
- Dọn sạch và làm bằng vị trí để chất đống ủ.
- Trải chất ủ dày 20 cm lên nền xi măng hoặc bạt, tưới đều dung dịch nước men lên bề mặt chất ủ. Tiếp tục trải chồng lên lớp đầu tiên, làm tương tự cho đến khi hết khối chất ủ.
- Cào banh đống ủ ra, đảo trộn đều, tưới thêm nước sao cho ẩm độ đạt khoảng 60%. Vun chất ủ lại thành đống, phủ bạt kín để giữ ẩm.
Bước 3:
- Sau 7-10 ngày, kiểm tra đống ủ, nếu nhiệt độ đạt trên 60°C và có màu nâu đen là tốt. Bổ sung thêm nước nếu cần thiết. Tủ bạt kín đống ủ.
Bước 4:
- Sau 15-20 ngày, kiểm tra đống ủ, nếu thấy nhiều nấm men vi sinh trắng và nhiệt độ đạt 60-80°C, tiến hành đảo trộn và tưới thêm nước nếu đống ủ bị khô. Gom chất đống và che đậy kín.
- Sau 25-30 ngày, hoặc 40-45 ngày, dỡ toàn bộ bao, bạt, tấm nilon che phủ và đảo trộn đều toàn bộ đống ủ, tưới nước đủ để thấm đều nguyên liệu.
- Khi tổng số ngày ủ đạt 110-120 ngày, hoặc sau khi ủ lại 70-80 ngày, kiểm tra đống ủ thấy nguyên liệu đã mềm và nát thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Chú ý:
Luôn kiểm tra độ ẩm của đống ủ, nếu thấy khô, phải tưới thêm nước. Đôi khi lớp ngoài và bề mặt trên rất ẩm, nhưng bên trong lại khô, nên phải tưới nước đều đặn.